[CON ĐƯỜNG MỚI | NGÀY 31] CHIỀU VÔ CÙNG CỦA THỰC TẠI – ĐẠI NGÃ
TK (*) – Hỏi: Tại sao chiều vô cùng của thực tại là Đại ngã? Và Đại ngã
là gì?
Hoàng Gia – Đáp:
Nếu như chiều rộng của thực tại gắn với thời gian tâm lý – là bản ngã (CÁI TÔI
chỉ tồn tại bên trong suy nghĩ của mỗi người – và điều này là không có thật).
Chiều ngang của thực tại gắn với thời gian vật lý – là tự ngã (cũng là CÁI TÔI
như là một đối tượng hiện hữu trong hiện tại – với thời gian vật lý – và hiện hữu
trong hiện tại này – trong sự tương tác với mọi người – cũng trong hiện tại).
Chiều dọc của thực tại gắn với hiện tại – là vô ngã (tức là nhận ra được sự thật
rằng chẳng có cái ngã nào có thể tự tồn tại và tách biệt với vạn hữu, thì đương
nhiên là vô ngã). Chiều sâu của thực tại gắn liền với khoảnh khắc hiện tại – là
chân ngã (tức là BẢN CHẤT CỐT LÕI CỦA CHÍNH MÌNH LÀ AI?) – đó là KHẢ NĂNG NHẬN
BIẾT bên trong mình đang nhận ra mọi thứ đang diễn ra bên ngoài.
Và cuối cùng, điều đó có nghĩa là CHIỀU
VÔ CÙNG CỦA THỰC TẠI – gắn liền với hiện tại vĩnh hằng – chính là ĐẠI NGÃ. Và bởi
vì trong thế giới của chúng ta cần một tên gọi, cho nên chúng ta có thể gọi Bản
thể Vũ trụ chính là Đại Ngã. Và bởi vì ngôn ngữ của Đại Ngã là sự tĩnh lặng.
Hay nói cách khác, Đại ngã vận hành qua “sự
im lặng”, và chính sự im lặng là ngôn ngữ thực sự của Thượng Đế. Mọi bản dịch
khác đều là bản dịch thứ cấp.
Vậy nên, khoảnh khắc mà tâm trí trở
nên “tĩnh lặng” – đó là khoảnh khắc
mà ta có thể lắng nghe được sự tĩnh lặng. Và tại chỗ tĩnh lặng đó, sự tĩnh lặng
bên trong đang lắng nghe sự tĩnh lặng bên ngoài, và đó chính là sự hiểu biết về
Đại Ngã mà không có bất kỳ ngôn lời nào có thể diễn tả được.
Trong tất cả các truyền thống Tôn
giáo, Đại ngã được gọi là Thượng Đế. Và nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nếu như
chúng ta nhận ra sự thật là không thể gọi tên một cái gì đó vốn vượt lên trên mọi
hình tướng thì chúng ta biết rằng SỰ HIỂU BIẾT của chúng ta chỉ là đến đó – BIẾT
CÁI KHÔNG BIẾT.
Hay nói như Socrates – Triết gia cổ đại Hy Lạp đã nói, “I know that I know nothing” – có nghĩa là “Tôi biết cái không biết”. Và điều này gợi đến cho ta thấy được rằng
không bao giờ có thể dùng được ngôn ngữ để diễn tả một thực tại vượt lên trên
ngôn ngữ. Nhưng chính từ sự im lặng – tức là chính từ sự tĩnh lặng mà ngôn ngữ
được sinh ra, hình tường được sinh ra, thời gian được sinh ra, không gian được
sinh ra, và thế giới được sinh ra.
Ngôn ngữ của Thượng Đế, là sự tĩnh lặng
– và đó là chiều vô cùng của thực tại.
Ngôn ngữ của Vũ trụ, là toán học – đó
chính là chiều sâu của thực tại.
Ngôn ngữ của Thế giới này, là vật lý –
đó chính là đối tượng, thời gian và không gian.
Ngôn ngữ của con người, là văn hóa –
đó chính là ngôn ngữ mà tất cả chúng ta đang sử dụng.
Ngôn ngữ của mỗi người, là “TÔI” – là
MỤC ĐÍCH – là TÂM TRÍ – là SUY NGHĨ – là bất cứ thứ gì mà chúng ta có thể gọi
là GIÁ TRỊ theo hướng có thể chuyển hóa thành trị giá hoặc theo hướng có thể đạt
được những mục đích nhất định trong thế giới này.
Và bởi vì sự thật của Vũ trụ vốn là
đơn giản, nhưng đơn giản không có nghĩa là dễ dàng. Bởi vì, như Albert Einstein
đã nói “Chúa luôn chọn cách đơn giản nhất.”,
thì điều tương tự cũng xảy ra trong thế giới của chúng ta. Sự đơn giản của Vũ
trụ chính là biểu hiện của một phương cách mà Vũ trụ được sáng tạo nên, và đó
chính là sự đơn giản mà chúng ta có thể THẤY CHÍNH MÌNH NHƯ KẺ THẤY.
Để hiểu được Đại Ngã, chúng ta cần phải
đi ngược vào bên trong HIỂU CHÍNH MÌNH – như là thực thể bên ngoài tâm trí, vượt
lên trên tâm trí, mà không phải là một cái gì đó bên trong tâm trí.
Trong tất cả những cái được thấy, hãy THẤY KẺ THẤY.
Trong tất cả những cái được nghe, hãy NGHE KẺ NGHE.
Trong tất cả những cái được quan sát, hãy QUAN SÁT KẺ QUAN SÁT.
Trong tất cả những cái được nhận biết, hãy NHẬN BIẾT KẺ NHẬN BIẾT.
Trong tất cả những cái được biết, hãy BIẾT MÌNH LÀ KẺ BIẾT.
Ấy chính là những điều được chia sẻ để
chúng ta có thể đi ngược vào nguồn của tâm trí – mà tại đó suy nghĩ được hình
thành, hình tướng và thế giới được hình thành.
Khi chúng ta BIẾT MÌNH LÀ AI? – không có nghĩa là thế giới sẽ chấm dứt mà là lúc
chúng ta đi đến thực tại cao cấp hơn thiêng liêng hơn chúng ta rất nhiều đồng
thời cũng là chính chúng ta trong chiều thiêng liêng đó.
Đó là câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chiều vô cùng của thực tại là Đại
ngã?
Và câu hỏi tiếp theo của bạn là: Và Đại ngã là gì?
Đại Ngã là SỰ TĨNH LẶNG.
SỰ TĨNH LẶNG – là một tên gọi khác của “BIẾT – IM LẶNG”.
Nếu như suy nghĩ có khả năng sáng tạo
nên thế giới. Suy nghĩ đầu tiên (I-thoughts) có khả năng tạo nên suy nghĩ, và SỰ
TĨNH LẶNG là NGUỒN CỦA suy nghĩ đầu tiên (I-thoughts) thì SỰ TĨNH LẶNG có sức mạnh
như thế nào?
Hãy trải nghiệm sức mạnh của sự tĩnh
lặng. Tại đó, sức mạnh được tạo ra và cũng là nguyên nhân chuyển hóa thế giới
này. Tất cả mọi sự chuyển hóa đều đến từ bên trong. Và sức mạnh từ bên trong
chính là HIỆN HỮU – Ý THỨC – SỰ HIỆN HỮU,
TĨNH LẶNG – NHẬN BIẾT – SỰ TĨNH LẶNG.
Và tại sự tĩnh lặng, tâm trí của một
cá nhân đã được thiết kế theo tâm trí của Đấng Sáng Tạo. Từ đó, ĐÚNG MỤC ĐÍCH – THỰC SỐNG – TỰ DO – HẠNH
PHÚC – TÌNH YÊU được tìm thấy, và SỰ
SÁNG TẠO VÔ TẬN được khơi thông, NGÔN
NGỮ được khơi thông, và bởi vì bạn là vũ điệu còn Vũ trụ là vũ công. Hãy trải
nghiệm điều đó như thể bạn đã bước vào DÒNG
CHẢY – không chỉ là trạng thái dòng chảy sáng tạo trong thế giới này – mà là
trạng thái dòng chảy sáng tạo đến từ bên trên thế giới này – để cho thế giới
này.
////---
(*) Vấn đề - Thử thách: Nhận ra được mối quan hệ giữa BẢN NGÃ – TỰ NGÃ –
VÔ NGÃ – CHÂN NGÃ – ĐẠI NGÃ, theo chiều rộng của thực tại (thời gian tâm lý) –
chiều ngang của thực tại (thời gian vật lý) – chiều dọc của thực tại (hiện tại)
– chiều sâu của thực tại (khoảnh khắc hiện tại) – chiều vô cùng của thực tại
(hiện tại vĩnh hằng).
(**) Câu hỏi – Thức tỉnh: Tại sao Đại Ngã là SỰ TĨNH LẶNG?
(***) Kinh nghiệm – Trải nghiệm: Trải nghiệm sức mạnh của sự tĩnh lặng.
(****) Thực hành – Hiện hữu: Hiện hữu – Ý thức – Hiện hữu.
(*****) Tâm niệm – Tĩnh lặng:.................................................................................
///---
Thông điệp từ ABRAHAM TRẦN | ROYAL
ADVISORS | ROYAL ADVISORS